Từ xa xưa đinh lăng đã được liệt vào một trong những loại thuốc quý trong tự nhiên có tác dụng điều trị nhiều bệnh và làm thực phẩm hàng ngày trong đời sống. Vậy tác dụng của cây đinh lăng trong đời sống hàng ngày là gì? Chúng ta có thể tận dụng loại cây này ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Tác dụng của lá đinh lăng rất đa dạng chữa trị được nhiều loại bệnh
Đinh lăng là một loại cây đặc biệt – trong đông y bất cứ bộ phận nào của cây cũng được tận dụng làm thuốc chữa bệnh một cách hiệu quả. Hoa, lá, thân cây, củ đinh lăng… tất cả đều chứa những hoạt chất tốt cho cơ thể và chữa được khá nhiều loại bệnh khác nhau.
1. Tác dụng của lá đinh lăng
- Lá đinh lăng bồi bổ cơ thể trị chứng mất ngủ
200g lá đinh lăng tươi hoặc xao khô đun thành nước như nước trà xanh uống thay nước lọc mỗi ngày. Thực hiện cách này bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh và hệ thần kinh ổn định hơn chứng mất ngủ cũng dần dần được cải thiện. Chỉ sau 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được kết quả rõ rệt.
- Lá đinh lăng – bài thuốc thải độc và bồi bổ cho phụ nữ sau sinh
Một vài lá đinh lăng tươi + 100g hạt sen + thịt chân giò hoặc thịt lợn – nấu hỗn hợp trên thành thức ăn hàng ngày cho phụ nữ sau khi sinh nở. Cơ thể sẽ nhanh chóng đào thải các chất độc ra bên ngoài nhanh chóng, khả năng bình phục sức khỏe sau sinh cũng được đẩy nhanh. Lá cây đinh lăng có tác dụng bồi bổ gần giống như nhân sâm.
Ngoài ra các chị em phụ nữ sau sinh nếu chẳng may bị tắc tia sữa thì đun nước lá đinh lăng cô đặc uống 3 lần mỗi ngày thì tia sữa hết tắc, nguồn sữa trở về dồi dào.
- Lá đinh lăng có tác dụng phòng chống bệnh co giật ở trẻ em:
Chọn những lá non và lá già, rửa sạch và đem phơi khô trong bóng râm, sau đó đem lót dưới chăn, trải giường cho trẻ nằm, hoặc gối để làm gối cho con em bạn nằm.
Lá cây đinh lăng phơi khô giúp bảo quản được lâu hơn và rất dễ sử dụng
2. Tác dụng của hoa cây đinh lăng
Chúng ta vẫn thường chỉ chú ý tới lá và rễ của cây đinh lăng ít ai biết được rằng loài cây này còn có thể đơm hoa và kết trái bình thường. Hoa đinh lăng cũng có tác dụng như những bộ phận khác trên cây chúng được tận dụng nhiều nhất trong việc chữa các bệnh da liễu ngoài da, mề đay mẩn ngứa. Cách sử dụng như sau:
Dùng hoa đinh lăng kết hợp kèm theo 200g lá cây đinh lăng đã khô đun sôi nước 100 độ C sau đó thả hoa và lá vào đậy chặt nắp từ 5 – 7 phút. Sau đó chắt lấy nước uống và tiếp tục chế thêm nước sôi và hãm 10 phút, sử dụng cho tới khi nước có màu nhạt thì dừng lại. Hoa cây đinh lăng giup làn da đào thải chất độc cặn bã nhanh chóng đẩy lùi các chứng bệnh mê đay mẩn ngứa.
Hoa đinh lăng là vị thuốc ít người biết tới nhưng lại có công dụng tuyệt vời tốt cho sức khỏe
3. Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Thân cây đinh lăng chữa bệnh xương khớp cho người già: Thường xuyên đun nước uống với thân cây đinh lăng chặt nhỏ phơi khô mỗi ngày. Các cụ sẽ cảm nhận được xương khớp của mình khỏe lên mỗi ngày và các cơn đau nhức dần giảm sút rõ rệt. Ngoài ra để tác dụng của thuốc phát huy nhanh hơn có thể bổ sung thêm 1 vài cọng rễ đinh lăng – chứa một số hoạt chất tăng cường chất nhờn cơ cực hiệu quả.
Cây đinh lăng được ví như nhân sâm của người Việt
Đinh lăng được các thầy lang thời xưa xếp chung với nhóm các cây thuốc quý như: nhân sâm, ngũ gia bì, tam thất… Chỉ nhìn vào đó các bạn cũng có thể thấy được công dụng chữa bệnh tuyệt vời của đinh lăng. Người việt ta thường có khái niệm cây đinh lăng là nhân sâm bình dân của Việt Nam. Tận dụng những tác dụng của cây đinh lăng bạn sẽ có thêm vị thuốc đồng hành thông dụng trong cuộc sống dễ sử dụng với mức chi phí thấp.
Bài hát Nhạc chế về các bài thuốc nam – Công dụng của các loại cây thảo dược tự nhiên
Trên đây là những công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe của bạn mà Cao đẳng Y Dược TP HCM đã sưu tầm được, để tìm hiểu thêm những công dụng của các dược liệu khác trong đời sống quanh bạn vui lòng tham khảo thêm tai đây:
XEM THÊM
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn